Huỳnh Lập làm 'chuột bạch' thử món rau câu cuốn bánh tráng ở 'Nhập gia tùy tục'
Trinh cho biết: “Thời tiết bình thường, cuộc sống ở phòng tương đối dễ chịu, nhưng mấy ngày nay nắng nóng, rồi điện nước cúp bất thường khiến mọi người đâm ra bực dọc. 2 chiếc quạt trong phòng mở hết cỡ mà căn phòng không thấy dễ chịu hơn, mở một lúc chỉ toàn phả hơi nóng chứ không thấy mát nữa”.Vì sao hợp đồng của VFF và HLV Kim Sang-sik chỉ kéo dài 2 năm?
Luôn tiên phong trong việc mang các vi xử lý AI mới bậc nhất từ Qualcomm và AMD về thị trường Việt Nam qua những mẫu laptop AI, Zenbook A14 (UX3407) siêu nhẹ với Snapdragon® X Series, và Zenbook 14 (UM3406) trang bị bộ xử lí AMD Ryzen™ AI chính thức ra mắt hôm nay tiếp tục khẳng định chiến lược này của ASUS.Gây tiếng vang lớn khi ra mắt toàn cầu tại CES 2025, Zenbook A14 (UX3407) nổi bật như tâm điểm của dòng laptop AI của ASUS trong năm nay nhờ nhiều cải tiến quan trọng, khắc phục những thách thức truyền thống về độ bền, hiệu suất, tản nhiệt, thời lượng pin và số lượng cổng kết nối trên một chiếc laptop mỏng nhẹ. Sản phẩm hướng đến phân khúc cao cấp với trọng lượng chỉ khoảng 980g, trở thành mẫu laptop Copilot+ PC nhẹ bậc nhất thế giới hiện nay, nhờ sử dụng Ceraluminum™, là chất liệu nhôm gốm do ASUS độc quyền phát triển, nhẹ hơn nhưng bền hơn .Đây cũng là lần đầu tiên ASUS sử dụng Ceraluminum™cho toàn bộ phần nắp, khung bàn phím lẫn đế máy trong một mẫu laptop, giúp thiết bị có khả năng chống mài mòn, chống trầy xước và chống sốc, đồng thời khó bám bẩn và khó dính vân tay. Nhờ thiết kế tối ưu và chất liệu rất riêng này, Zenbook A14 mặc dù cực nhẹ nhưng vẫn đạt chuẩn quân sự MIL-STD 810H, đảm bảo độ bền cao ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt. Dù với thiết kế cực mỏng nhẹ, máy vẫn được trang bị hệ thống cổng kết nối đầy đủ, 2 cổng USB-C, 1 cổng USB-A, HDMI, và giác âm thanh, kết hợp với bàn di chuột mở rộng hơn so với các phiên bản 14-inch trước.Nặng chưa đến 1kg nhưng Zenbook A14 vẫn sở hữu pin 70Wh cho phép máy hoạt động liên tục đến 32 giờ trong trường hợp phát video ngoại tuyến, không kết nối Wi-Fi, và đến 28 giờ nếu phát video trực tuyến.Thời lượng pin cực lâu này đạt được một phần cũng là nhờ vi xử lý Snapdragon® X Series của Qualcomm, được tích hợp NPU với hiệu suất lên đến 45 TOPS (xử lý 45 nghìn tỷ phép tính mỗi giây). Con chip này không chỉ tối ưu hóa hiệu năng bằng AI chạy trong nền có thể nhận diện nhu cầu của người dùng và hiệu chỉnh tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng của CPU, GPU cũng như màn hình, mà còn tiết kiệm năng lượng đáng kể khi thực hiện các tác vụ AI đòi hỏi hiệu suất cao như xóa phông gọi video, nhận diện khuôn mặt, từ đó góp phần kéo dài thời lượng pin. Đặc biệt, khi so với các thế hệ trước như Zenbook 14 (UX3405), Zenbook A14 đảm bảo trải nghiệm mượt mà và hiệu suất khi sử dụng pin ngang bằng với khi cắm sạc.Ngoài ra, với chuẩn Copilot+ PC, Zenbook A14 còn có khả năng hỗ trợ các tính năng AI như tóm tắt nội dung, tạo văn bản, hỗ trợ chỉnh sửa và tạo hình ảnh. Máy cũng được trang bị Windows Phone Link, cho phép quản lý thông báo và chuyển tệp trực tiếp từ điện thoại Android hoặc iOS lên laptop một cách dễ dàng. Có thể nói, với Zenbook A14, ASUS đã tạo nên một tiêu chuẩn mới cho khái niệm laptop AI siêu nhẹ, tiếp nối hành trình tối ưu thiết kế không ngừng nghỉ của hãng.Bên cạnh Zenbook A14, ASUS còn ra mắt Zenbook 14 (UM3406) - một lựa chọn đáng chú ý khác trong dòng laptop AI, cân bằng giữa thiết kế mỏng nhẹ và hiệu năng mạnh mẽ, ổn định. Máy được trang bị vi xử lý AMD Ryzen™ AI 7 350, có thể đẩy tốc độ xử lý các tác vụ thông minh lên đến 50 TOPS. Đây là con số rất ấn tượng đo lường tốc độ xử lý AI của chip.Có độ dày chỉ khoảng 14,9mm và trọng lượng 1,2kg, Zenbook 14 vẫn rất phù hợp cho người thường xuyên di chuyển. Chiếc laptop tất nhiên được trang bị màn Lumina OLED đặc trưng của ASUS, với độ phân giải cao 2880x1800 pixel mang đến trải nghiệm hình ảnh sống động, độ đen sâu, đồng thời giúp tiết kiệm điện năng để kéo dài thời gian sử dụng pin, và giảm đến 70% lượng ánh sáng xanh giúp bảo vệ mắt người dùng. Máy cũng hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối tương tự như Zenbook A14 và tích hợp hệ thống loa hướng xuống, mang đến trải nghiệm ấn tượng với âm lượng lớn và dải bass mạnh mẽ, sẵn sàng phục vụ cả nhu cầu công việc lẫn giải trí.Ra mắt Zenbook A14 (UX3407) và Zenbook 14 (UM3406), ASUS tiếp tục chiến lược mang đến những vi xử lý mới nhất và tiên tiến nhất từ các nhà sản xuất chip toàn cầu đến người dùng Việt, đồng thời phổ cập trải nghiệm tại hàng loạt các Trung tâm trải nghiệm AI (ASUS AI Innovation Hub) hợp tác với các đại lý tại Hà Nội và TP.HCM, cho phép người tiêu dùng tại đây có thể trải nghiệm trực tiếp hai dòng laptop ASUS trang bị một trong những thiết bị chip AI mới nhất từ Qualcomm và AMD.Các trung tâm trải nghiệm này là một trong những hoạt động riêng cho thị trường Việt Nam mà ASUS đang tập trung phát triển hơn nữa trong năm 2025 để đảm bảo rằng công nghệ AI được phổ biến rộng rãi để mọi người có thể tiếp cận, đồng thời mở đường nâng cao trải nghiệm mua hàng công nghệ tiêu dùng tại Việt Nam.
Chủ tịch Toyota: Ô tô điện chỉ có thể chiếm 30% thị phần ô tô trong tương lai
Đây là một sáng kiến hợp tác giữa Mastercard và các đơn vị giao thông công cộng, nhằm mang đến những trải nghiệm di chuyển tiện lợi và đầy sắc màu cho cộng đồng. Theo đó, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, hành khách sử dụng phương thức thanh toán chạm bằng thẻ Mastercard khi di chuyển bằng WaterBus thứ ba hằng tuần sẽ được giảm giá vé, nhận quà tặng, tham gia các hoạt động thú vị. Chương trình không chỉ tạo cơ hội trải nghiệm giao thông công cộng hiện đại mà còn khuyến khích thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân.Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn: WaterBus và WaterGo Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn là giải pháp giao thông công cộng đường thủy đầu tiên tại TP.HCM, mang đến hình thức di chuyển mới mẻ, góp phần giảm tải giao thông đường bộ và tạo cơ hội khám phá cảnh quan sông nước độc đáo. Hệ thống bao gồm hai dịch vụ chính: Saigon WaterBus và Saigon WaterGo. Hệ thống Tàu buýt Sài Gòn không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm mới mẻ ngắm cảnh thành phố từ dòng sông.Mỗi tháng, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, "Ngày Mastercard" sẽ diễn ra vào thứ ba với bốn chủ đề trải nghiệm đặc biệt, giúp hành khách tận hưởng những khoảnh khắc thú vị trong hành trình di chuyển.Thẻ Mastercard là thẻ thanh toán quốc tế được phát hành thông qua liên kết với các ngân hàng thương mại toàn cầu. Thẻ cho phép người dùng rút tiền, mua hàng trực tuyến và thanh toán tại các điểm chấp nhận trên toàn thế giới.Ngoài các hoạt động này, Ngày Mastercard còn mở rộng ra toàn bộ các phương tiện giao thông công cộng tại TP.HCM. Mỗi ngày trong tuần, hành khách di chuyển bằng các phương tiện như tàu điện metro số 1, xe điện bốn bánh (buggy), xe buýt, và các phương tiện công cộng khác sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thú vị và nhận các phần quà hấp dẫn. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng trải nghiệm giao thông mà còn thúc đẩy thói quen sử dụng các phương tiện công cộng, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.Trong thời gian tới, Mastercard còn là đơn vị đầu tư và phối hợp với Saigon WaterBus và các phương tiện giao thông công cộng khác tại TP.HCM triển khai giải pháp thanh toán thẻ EMV. Với công nghệ này, người dân chỉ cần sử dụng một loại thẻ để thực hiện thanh toán một chạm nhanh chóng trên các phương tiện giao thông công cộng. Mastercard là một trong những công ty công nghệ thanh toán quốc tế, luôn đi đầu trong việc phát triển các phương thức thanh toán hiện đại, mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn cho người tiêu dùng. Thông qua Ngày Mastercard, chương trình mong muốn thúc đẩy trải nghiệm di chuyển hiện đại, giúp hành trình hàng ngày trở nên thuận tiện và thoải mái hơn. Giải pháp thanh toán một chạm Tap & Go của Mastercard cũng thúc đẩy việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt trong cộng đồng, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sự bất tiện cho người dân khi di chuyển. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại cũng sẽ góp phần tạo ra một xã hội thông minh, văn minh và bền vững hơn thông qua việc nâng cao trải nghiệm giao thông công cộng tại TP.HCM.Với các hoạt động thú vị và tiện ích vượt trội, Mastercard và Saigon WaterBus sẽ mang đến một cơ hội tuyệt vời cho cư dân và du khách, giúp họ di chuyển tiện lợi và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trên dòng sông Sài Gòn. Để tìm hiểu thêm về Ngày Mastercard với WaterBus, xem thêm thông tin tại:
Trận đấu giao hữu giữa ĐTQGVN và CLB Borussia Dortmund diễn ra vào 19 giờ 00 ngày 30.11 trên sân vận động Mỹ Đình. Đây có thể là một trong những trận giao hữu quốc tế cuối cùng của HLV Park Hang Seo trên cương vị HLV trưởng đội tuyển Việt Nam. Thời điểm này cũng là giai đoạn chuẩn bị của ĐTQGVN trước khi bước vào chinh phục AFF Cup 2022.
Những điểm mới về học, sử dụng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1.6.2024
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Trong đó, 6 bộ mới được thành lập trên cơ sở sắp xếp các bộ, cơ quan, gồm: Bộ Tài chính (hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính); Bộ Xây dựng (hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT); Bộ Nông nghiệp - Môi trường (hợp nhất Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên - Môi trường); Bộ Khoa học - Công nghệ (hợp nhất Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Khoa học - Công nghệ); Bộ Nội vụ (hợp nhất Lao động - Thương binh - Xã hội và bộ Nội vụ); Bộ Dân tộc - Tôn giáo (trên cơ sở Ủy ban Dân tộc và phần chức năng, tổ chức bộ máy về tôn giáo từ Bộ Nội vụ).Với cơ cấu này, Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ máy mới của Chính phủ giảm 5 bộ so với cơ cấu trước đó. Về số lượng thành viên Chính phủ, cũng giảm 3 thành viên so với trước đó.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Ông Nguyễn Chí Dũng (sinh năm 1960); quê Hà Tĩnh; trình độ tiến sĩ quản lý kinh tế. Ông Dũng là Ủy viên T.Ư Đảng 3 khóa XI, XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng KH-ĐT qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 2016 tới nay, khi Bộ KH-ĐT hợp nhất với Bộ Tài chính để thành lập Bộ Tài chính mới.Ông Mai Văn Chính (sinh năm 1961), quê Long An, trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông Chính là Ủy viên T.Ư Đảng 4 khóa X (dự khuyết), XI, XII, XIII. Ông Chính là Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư từ 2.2015. Tới 8.2024, ông được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận T.Ư cho tới cơ quan này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo T.Ư để thành lập Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư vừa qua.Với việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng, Chính phủ hiện có đủ 7 phó thủ tướng theo cơ cấu Quốc hội thông qua. Theo đó, 7 phó thủ tướng gồm các ông: Nguyễn Hòa Bình (phó thủ tướng thường trực), Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính.Cùng đó, Quốc hội cũng đã phê chuẩn bổ nhiệm 6 bộ trưởng của 6 bộ mới được thành lập.Theo đó, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Môi trường vừa được thành lập. Ông Đỗ Đức Duy (sinh năm 1970), quê Thái Bình, trình độ thạc sĩ xây dựng. Ông là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ 26.8.2024.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới thành lập. Ông Trần Hồng Minh (sinh năm 1967), quê Hà Nội, trình độ tiến sĩ kỹ thuật. Ông Minh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng GTVT từ tháng 11.2024.Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ mới thành lập. Ông Hùng (sinh năm 1962), quê Bắc Ninh, trình độ thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Hùng là Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ 8.2018 tới nay.Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, làm Bộ trưởng Bộ Dân tộc - Tôn giáo vừa thành lập. Ông Dung (sinh năm 1962), quê Hà Nam, trình độ thạc sĩ quản lý hành chính công. Ông Dung là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa X, XI, XII, XIII, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH 2 nhiệm kỳ, từ 2016 tới khi bộ này kết thúc hoạt động.Bộ trưởng 10 bộ và 3 cơ quan ngang bộ còn lại được giữ nguyên như hiện nay.